Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1120/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2025

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 37/2025/NĐ-CP ngày 26/2/2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Các UBND tỉnh/thành phố;
- Các Sở GDĐT;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, GDPT, VP (KSTTHC).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Ngọc Thưởng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Công bố kèm theo Quyết định số 1120/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 4 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

Thông báo đủ điều kiện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số

Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục Đào tạo

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

Thông báo đủ điều kiện tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số

Giáo dục và Đào tạo

Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

A. Thủ tục hành chính cấp trung ương

I. Lĩnh vực giáo dục dân tộc

1. Thông báo đủ điều kiện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số

1.1. Trình tự thực hiện

- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên có nhu cầu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số xây dựng đề án.

- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, xác minh và thông báo việc đủ điều kiện để các đơn vị triển khai thực hiện đề án.

1.2. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

Đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số bao gồm các nội dung: Sự cần thiết, mục đích, yêu cầu của việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; thuyết minh đầy đủ thông tin, minh chứng đáp ứng yêu cầu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo Điều 3 của Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT; chỉ tiêu tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, hồ sơ tuyển sinh, ưu tiên trong tuyển sinh (nếu có); hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

Không quy định

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

Bộ Giáo dục và Đào tạo;

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản chấp thuận tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số

1.8. Phí, lệ phí:

Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đội ngũ giảng viên có trình độ đại học trở lên thuộc nhóm ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam đồng thời có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến tổ chức đào tạo, bồi dưỡng;

b) Chương trình chi tiết và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Cơ sở vật chất, thư viện, phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành và các thiết bị khác đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;

d) Có đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 09/2023/TT-BGDĐT ngày 18/4/2023 ban hành quy định việc, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.

B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

I. Lĩnh vực giáo dục đào tạo

1. Thông báo đủ điều kiện tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số

1.1. Trình tự thực hiện

- Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên xây dựng đề án.

- Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) về đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số để kiểm tra, xác minh.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo hoặc ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo việc đủ điều kiện để các đơn vị triển khai thực hiện đề án

1.2. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ:

Đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số bao gồm các nội dung: Sự cần thiết, mục đích, yêu cầu của việc tổ chức bồi dưỡng; thuyết minh đầy đủ thông tin, minh chứng đáp ứng yêu cầu tổ chức bồi dưỡng theo Điều 3 của Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT; chỉ tiêu tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, hồ sơ tuyển sinh, ưu tiên trong tuyển sinh (nếu có); hình thức tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá.

1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết:

Không quy định

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên

1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản chấp thuận tổ chức bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số

1.8. Phí, lệ phí:

Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên; có chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số hoặc có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến bồi dưỡng;

b) Chương trình chi tiết và tài liệu bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cơ quan có thẩm quyền ban hành;

c) Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học đáp ứng yêu cầu chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;

d) Có đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 09/2023/TT-BGDĐT ngày 18/4/2023 ban hành quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1120/QĐ-BGDĐT năm 2025 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

  • Số hiệu: 1120/QĐ-BGDĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/04/2025
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Phạm Ngọc Thưởng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/04/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản