Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 982/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2025

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 37/2025/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ giáo dục Phổ thông và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDPT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Ngọc Thưởng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 982/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp Trung ương

1

Đề nghị thẩm định sách giáo khoa, sách giáo khoa chỉnh sửa

Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

Cấp Bộ

2

Đề nghị thẩm định lại sách giáo khoa

Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

Cấp Bộ

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Thủ tục hành chính cấp Trung ương

Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

1. Đề nghị thẩm định sách giáo khoa, sách giáo khoa chỉnh sửa

1.1. Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoặc sách giáo khoa chỉnh sửa (gọi chung là sách giáo khoa) đăng ký và nộp bản thảo sách giáo khoa đến nhà xuất bản;

- Nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân tổ chức biên tập, hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa; phối hợp với tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức thực nghiệm sách giáo khoa;

- Nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định sách giáo khoa theo quy định

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa vào tháng 5 (năm) hằng năm.

1.2. Cách thức thực hiện:

Các tổ chức, cá nhân có sách giáo khoa biên soạn gửi hồ sơ về Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

1.3.1. Thành phần hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa

- Bản mẫu sách giáo khoa

- Thuyết minh về bản mẫu sách giáo khoa đề nghị thẩm định, bao gồm: tên sách giáo khoa; phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả; mục đích biên soạn, đối tượng và phạm vi sử dụng; cấu trúc, nội dung; quá trình, kết quả thực nghiệm; việc tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu các ý kiến nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông; các thông tin liên quan khác (nếu có);

- Lý lịch khoa học của tổng chủ biên, chủ biên, tác giả, biên tập viên và lí lịch bổ sung (đối với sách giáo khoa được chỉnh sửa);

1.3.2. Số lượng hồ sơ:

Số lượng hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa theo số lượng thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.

1.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn không quá 60 (sáu mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đơn vị tổ chức thẩm định gửi kết quả thẩm định đến đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa.

1.5. Đối tượng thực hiện:

Tổ chức hoặc cá nhân.

1.6. Cơ quan thực hiện:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

1.7. Kết quả thực hiện:

Công văn thông báo kết quả thẩm định sách giáo khoa.

1.8. Phí, lệ phí:

Không

1.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu Đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa.

1.10. Yêu cầu điều kiện:

Không

1.11. Căn cứ pháp lý:

- Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa;

- Thông tư số 23/2020/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thông tư số 05/2022/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thông tư số 26/2024/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 23/2020/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 8 năm 2020 và Thông tư số 05/2022/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

Mẫu đơn đề nghị đề nghị thẩm định sách giáo khoa
(Kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT SÁCH GIÁO KHOA

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo

[Tên đơn vị đề nghị thẩm định sách], [địa chỉ nơi làm việc/văn phòng/cơ quan/tư cách pháp nhân]

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định các bản mẫu sách giáo khoa dùng trong cơ sở giáo dục [tiểu học/trung học cơ sở/trung học phổ thông], cụ thể như sau:

1. Tên sách giáo khoa: [tên sách giáo khoa, tập...,lớp...][Trong trường hợp có nhiều bản mẫu sách giáo khoa thì ghi lần lượt từng tên bản mẫu].

2. Tên tác giả/nhóm tác giả/đơn vị đứng tên tác giả/chủ biên/tổng chủ biên (nếu có): [Nếu có nhiều bản mẫu sách giáo khoa đề nghị thẩm định thì ghi theo từng bản mẫu].

3. Cơ sở giáo dục sử dụng sách giáo khoa: [tiểu học/trung học cơ sở/trung học phổ thông]

4. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:

a) …………………..

b) …………………..

5. Địa chỉ liên hệ: ………….….

6. Số điện thoại: ………………

7. Địa chỉ email: ……………….

 

 

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH
[Ghi tên, chức danh, ký tên, đóng dấu]

 

Tài liệu kèm theo:

1. Các thông tin cơ bản của đơn vị đề nghị thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa: Giấy phép thành lập, quyết định thành lập, hồ sơ năng lực trong lĩnh vực biên soạn sách giáo khoa.

2. Các thông tin cơ bản của tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa:

- Đối với tổ chức biên soạn sách: Tên tổ chức, quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh

- Đối với cá nhân biên soạn sách: Lý lịch khoa học, nhiệm vụ trong việc biên soạn sách

3. Ý kiến đánh giá của các tổ chức, cá nhân về sách giáo khoa được biên soạn (nếu có).

4. Cam kết tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.

5. Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

 

2. Đề nghị thẩm định lại sách giáo khoa

2.1. Trình tự thực hiện:

- Trường hợp bản mẫu sách giáo khoa được Hội đồng đánh giá “Đạt nhưng cần sửa chữa” tại vòng thẩm định thứ nhất thì đơn vị tổ chức thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo văn bản thông báo cho đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa thực hiện việc chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị thẩm định lại theo quy định tại Khoản 2, Điều 17 Thông tư này. Thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ tối đa là 30 ngày, tính từ ngày ban hành thông báo kết quả thẩm định của đơn vị tổ chức thẩm định

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định lại sách giáo khoa vào tháng 9 (năm) hằng năm.

2.2. Cách thức thực hiện:

Các tổ chức, cá nhân có sách giáo khoa biên soạn lại gửi hồ sơ về Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định lại bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

2.3.1. Thành phần hồ sơ gồm:

- Bản mẫu sách giáo khoa đã chỉnh sửa, bổ sung;

- Báo cáo tổng hợp nội dung tiếp thu hoặc giải trình nội dung không tiếp thu kết luận của Hội đồng.

2.3.2. Số lượng hồ sơ:

Số lượng hồ sơ đề nghị thẩm định lại sách giáo khoa theo số lượng thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.

2.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn không quá 60 (sáu mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đơn vị tổ chức thẩm định gửi kết quả thẩm định đến đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa.

2.5. Đối tượng thực hiện:

Tổ chức hoặc cá nhân.

2.6. Cơ quan thực hiện:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.7. Kết quả thực hiện:

Công văn thông báo kết quả thẩm định sách giáo khoa.

2.8. Phí, lệ phí:

Không.

2.9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không.

2.10. Yêu cầu điều kiện:

Không.

2.11. Căn cứ pháp lý:

- Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa;

- Thông tư số 23/2020/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư so 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thông tư số 05/2022/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thông tư số 26/2024/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 23/2020/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 8 năm 2020 và Thông tư số 05/2022/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 982/QĐ-BGDĐT năm 2025 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

  • Số hiệu: 982/QĐ-BGDĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/04/2025
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Phạm Ngọc Thưởng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/04/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản