Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2025/QĐ-UBND | Đắk Lắk, ngày 28 tháng 3 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/02/2025;
Căn cứ khoản 5 Điều 44 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 31/TTr-SXD ngày 19 tháng 3 năm 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ VÀ TỶ LỆ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG CÓ THIẾT BỊ HỖ TRỢ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
(Kèm theo Quyết định số 19/2025/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
1. Quy định này quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật trong đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2. Các nội dung khác không quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan
1. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật trong đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2. Không áp dụng Quy định này đối với các xe ưu tiên được quy định tại Điều 27 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024.
Trong Quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đô thị được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009.
2. Đường đô thị được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 8 Luật Đường bộ năm 2024.
3. Hoạt động vận tải đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Đường bộ năm 2024.
4. Kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo quy định tại khoản 8 Điều 56 Luật Đường bộ năm 2024.
5. Phương tiện vận chuyển hành khách công cộng là phương tiện tham gia kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
6. Thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật trên phương tiện vận chuyển hành khách công cộng gồm: Hệ thống thông báo trạm dừng, màn hình hiển thị thông tin, các thiết bị hỗ trợ khác dành cho hành khách là người khuyết tật và các thiết bị hỗ trợ trên phương tiện đảm bảo theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
7. Phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật là xe buýt có hệ thống thiết bị nâng, hạ phục vụ người khuyết tật lên, xuống xe và vị trí dành riêng cho người khuyết tật.
8. Ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng là ô tô khách thành phố có chỗ dành cho người khuyết tật và có kết cấu để người khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
9. Người khuyết tật được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010.
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ
Điều 4. Yêu cầu đối với đơn vị kinh doanh vận tải và phương tiện hoạt động vận tải trong đô thị
1. Đối với đơn vị kinh doanh vận tải: Có Giấy phép kinh doanh vận tải do Sở Xây dựng cấp nhưng không bị thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải do vi phạm các quy định của pháp luật.
2. Phương tiện tham gia hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị phải đảm bảo các điều kiện và quy định như sau:
a) Đáp ứng các điều kiện đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024.
b) Còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ đối với từng loại phương tiện theo quy định tại Điều 40 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024.
c) Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 41 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024.
d) Bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 42 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024.
đ) Phương tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải phải Sở Xây dựng cấp biển hiệu, phù hiệu theo quy định của Bộ Xây dựng phù hợp với loại hình kinh doanh vận tải phương tiện đó đang hoạt động; phù hiệu phải còn giá trị theo thời hạn và không bị thu hồi, không quá thời hạn so với niên hạn sử dụng của phương tiện theo quy định.
Điều 5. Hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị
1. Hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thực hiện theo quy định về hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ tại Điều 56 Luật Đường bộ năm 2024 và các quy định khác của pháp luật liên quan.
2. Hoạt động vận tải nội bộ trong đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thực hiện theo quy định về hoạt động vận tải nội bộ tại Điều 56 Luật Đường bộ năm 2024 và các quy định khác của pháp luật liên quan.
3. Hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phải chấp hành việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện theo quy định Luật Trật tự, an toàn giao thông năm 2024 và các quy định khác của pháp luật liên quan.
1. Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt đầu tư ngay các phương tiện xe buýt có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật.
2. Tỷ lệ (%) phương tiện của đơn vị vận tải đăng ký tham gia khai thác tuyến xe buýt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phải đảm bảo có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật như sau:
a) Đến hết năm 2030 phải có ít nhất 10% tổng số phương tiện đăng ký hoạt động trên tuyến.
b) Giai đoạn từ năm 2031 đến hết năm 2035 mỗi năm tăng thêm ít nhất 2% tỷ lệ phương tiện đăng ký hoạt động trên tuyến.
c) Sau năm 2035, tối thiểu phải đạt 20% tổng số phương tiện đăng ký hoạt động trên tuyến.
1. Đối với các phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt đang khai thác các tuyến xe buýt trên địa bàn tỉnh mà chưa đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Quy định này thì được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2029; kể từ ngày 01/01/2030 trở đi, phải thực hiện đúng theo quy định tại Điều 6 của Quy định này.
2. Đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt đăng ký để được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hoạt động sau ngày Quy định này có hiệu lực thì phải có ít nhất 01 phương tiện trở lên đăng ký hoạt động trên tuyến có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật đáp ứng quy định hiện hành, sau đó phải tuân thủ lộ trình thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy định này.
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Sở Xây dựng
a) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hiện Quy định này.
b) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở Xây dựng thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền (hoặc đề xuất xử lý) đối với tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này và quy định của pháp luật có liên quan.
c) Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt xây dựng kế hoạch đầu tư phương tiện có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo lộ trình quy định tại Điều 7 Quy định này.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật trong đô thị trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền pháp luật luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trong hoạt động vận tải và Quy định này cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn để biết, thực hiện.
b) Rà soát, lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ phù hợp với Quy định này đối với các tuyến đường thuộc thẩm quyền quản lý; riêng đối với các tuyến đường không thuộc thẩm quyền quản lý, khi lắp đặt phải có sự thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý đường bộ.
c) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị biết và chấp hành theo quy định.
d) Tổng hợp, báo cáo việc triển khai thực hiện Quy định này tại địa phương và tình hình hoạt động vận tải đường bộ trên địa bàn về Sở Xây dựng khi có yêu cầu.
3. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo các Lực lượng Công an, Cảnh sát giao thông thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định hiện hành và theo Quy định này.
b) Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị kinh doanh vận tải làm thủ tục cấp hoặc đổi biển số xe.
4. Đơn vị kinh doanh vận tải
a) Đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt: Xây dựng kế hoạch thực hiện các quy định về phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật được quy định tại Chương III của Quy định này. Phải có trách nhiệm thực hiện chính sách miễn, giảm giá vé đối với người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
b) Trang bị cho phương tiện vận tải hành khách của đơn vị thùng rác và túi nylon, kiểm soát hành vi xả thải của hành khách trên xe không để gây ô nhiễm môi trường.
c) Đơn vị kinh doanh vận tải thuộc quản lý của Sở Xây dựng phải có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của đơn vị kinh doanh vận tải, đảm bảo các điều kiện an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và không làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
5. Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
a) Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo quy định hiện hành.
b) Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành; kiểm tra việc sắp xếp, chẳng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn.
c) Có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe.
d) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải giúp đỡ người khuyết tật, đặc biệt là người khuyết tật bị hạn chế khả năng vận động, người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ khi lên, xuống xe.
6. Hành khách trên xe
a) Được cung cấp thông tin về những tuyến đường, tuyến xe buýt; yêu cầu nhân viên bán vé đưa vé đi xe buýt hay hóa đơn thanh toán tiền đi xe taxi khi đã thanh toán tiền.
b) Hành khách đi xe phải chấp hành nội quy vận chuyển, tuân thủ hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để đảm bảo an toàn trật tự trên xe. Trường hợp hành khách vi phạm nội quy, làm thiệt hại đến người khác đi trên xe thì xử lý theo quy định pháp luật.
c) Hành khách đi trên xe phải giữ gìn vệ sinh chung; không được xả rác tại các điểm dừng, đỗ, nhà chờ; không được mang theo những loại hàng hóa bị cấm lưu thông, hàng hóa cồng kềnh chiếm nhiều chỗ của hành khách, hàng có mùi tanh hôi, lây nhiễm bệnh, súc vật sống, chất dễ cháy nổ.
d) Giúp đỡ và nhường ghế ngồi trên, xe buýt cho khách đi xe là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ và trẻ em.
đ) Đối với người khuyết tật, được ngồi tại những ghế ưu tiên dành cho người khuyết tật và được giúp đỡ trong việc lên xuống xe khi đi xe./.
Quyết định 19/2025/QĐ-UBND về Quy định hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật trong đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Số hiệu: 19/2025/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/03/2025
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Trương Công Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/04/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra