Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 591/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 08 tháng 4 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI NĂM 2025

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1508/QĐ-TTg ngày 04/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 224/NQ-HĐND ngày 11/12/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương và vốn đối ứng ngân sách tỉnh năm 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình;

Căn cứ Tờ trình số 40/TTr-BTC ngày 21/02/2025 của Bộ Tài chính (gửi Chính phủ) về đề nghị bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2025 của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (hiện nay Bộ Tài chính đang trình Chính phủ).

Căn cứ Kế hoạch số 1722/KH-UBND ngày 20/9/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 10/6/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh giai đoạn 2022-2025;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình), cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2024

1. Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình

Căn cứ các văn bản quy định, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện Chương trình kịp thời, đầy đủ, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình.

(Có Phụ lục I kèm theo)

2. Kết quả thực hiện kế hoạch của Chương trình

- Tổng vốn thực hiện năm 2024: 766.806 triệu đồng, trong đó:

+ Vốn đầu tư phát triển: 350.658 triệu đồng.

+ Vốn sự nghiệp 416.148 triệu đồng.

+ Vốn tín dụng: 0 triệu đồng.

- Kết quả giải ngân: Đến ngày 31/12/2024 các địa phương, đơn vị giải ngân 362.766/766.806 triệu đồng, đạt 47,3% kế hoạch, trong đó:

+ Vốn đầu tư: 263.944/350.658 triệu đồng, đạt 75,27% kế hoạch giao.

+ Vốn sự nghiệp: 98.822/416.148 triệu đồng, đạt 23,7% kế hoạch giao.

(Có Phụ lục II kèm theo)

3. Kết quả triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần

3.1. Dự án 1: Hỗ trợ đất ở; nhà ở; đất sản xuất, nước sinh hoạt

Thực hiện hỗ trợ nhà ở, đất ở cho 259 hộ (trong đó: nhà ở cho 156 hộ; đất ở 103 hộ); hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 333 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 276 hộ.

3.2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư

- Đầu tư xây dựng 42 công trình hạ tầng (20 công trình chuyển tiếp hoàn thành, 22 công trình xây mới), bao gồm: Giao thông: 22 công trình (08 chuyển tiếp, 14 xây mới); Văn hóa: 04 công trình (chuyển tiếp); Giáo dục: 08 công trình (05 chuyển tiếp, 03 xây mới); Thủy lợi: 05 công trình (01 chuyển tiếp, 04 xây mới); Nước: 03 công trình (02 chuyển tiếp, 01 xây mới).

- Khảo sát, lập quy hoạch cho 01 điểm dân cư mới; bố trí 5 điểm ổn định dân cư tại chỗ; 01 điểm định cư tập trung (cho 17 hộ).

3.3. Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Thực hiện khoanh nuôi, hỗ trợ bảo vệ và trồng rừng: 87.581,3 ha (bao gồm bảo vệ rừng tự nhiên; khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung; trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ; phát triển cây lâm sản ngoài gỗ); trợ cấp gạo cho các hộ gia đình tham gia bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung... với số lượng 879,537 tấn; hỗ trợ 19 mô hình sản xuất cho 495 hộ; tổ chức 03 gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm công, nông nghiệp đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Hội chợ ở các tỉnh Hòa Bình, Cao Bằng, Thái Nguyên.

3.4. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Các địa phương, đơn vị đã tập trung đầu tư xây dựng 51 công trình hạ tầng (10 công trình chuyển tiếp, 41 công trình xây mới), bao gồm: Công trình giao thông: 22 (07 công trình chuyển tiếp, 15 công trình xây mới); Nhà sinh hoạt cộng đồng: 14 (01 công trình chuyển tiếp; 13 công trình xây mới); Trường học: 11 (02 công trình chuyển tiếp, 09 công trình xây mới); Chợ: 01 công trình (chuyển tiếp); Y tế: 01 công trình (xây mới); Thủy lợi: 01 công trình (xây mới).

Thực hiện duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư và mua sắm trang thiết bị cho 14 trạm y tế xã trên địa bàn.

3.5. Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, cải tạo 06 trường PTDT nội trú và đầu tư cơ sở vật chất phục vụ chuyển đổi số giáo dục; mua sắm trang thiết bị cho 16 trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú. Tổ chức 02 lớp xóa mù chữ cho 62 học viên tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch;

- Tổ chức 7 lớp đào tạo nghề cho 350 lao động; 5 buổi tư vấn định hướng nghề nghiệp cho 250 lượt lao động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tổ chức 27 lớp đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng; Tổ chức 02 lớp nâng cao năng lực cho 120 lượt cán bộ cơ sở và tổ chức 01 đoàn tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên về thực hiện Chương trình.

3.6. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cho 9 thôn, bản vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, lễ hội truyền thống và bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số (04 chương trình, 01 mô hình). Xây dựng 03 CLB văn hóa dân gian, 08 tủ sách cộng đồng, 02 mô hình di sản kết nối du lịch. Tổ chức 01 cuộc thi thể thao, 01 lớp truyền dạy văn hóa, tu bổ 03 lượt di tích có giá trị tiêu biểu vùng dân tộc thiểu số. Khảo sát, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

3.7. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em

Tổ chức 02 hội nghị tập huấn về dân số và phát triển cho 105 đại biểu đại diện cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp xã; tổ chức 02 hội nghị tư vấn sức khỏe sinh sản cho 267 học sinh tại các trường PTDTNT và bán trú trên địa bàn. Thực hiện công tác nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (tổ chức giám sát hoạt động truyền thông tư vấn về bệnh Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) tại các xã miền núi; in ấn và nhân bản 11.000 cuốn tài liệu truyền thông “Hỏi đáp về bệnh Tan máu bẩm sinh” cấp cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Khám, xét nghiệm sàng lọc bệnh cho 291 người cao tuổi và 342 đối tượng có nguy cơ mắc Thalassemia tại các địa phương.

3.8. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

Thành lập 20 tổ truyền thông cộng đồng, tổ chức 5 lớp tập huấn nâng cao năng lực, 6 cuộc truyền thông thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xóa bỏ định kiến giới, nhân rộng mô hình nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ. Tổ chức 1 lớp dạy đan lát cho 36 thành viên tổ hợp tác mây tre đan tại xã Trọng Hoá, duy trì 18 địa chỉ tin cậy, tập huấn kỹ năng hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Tổ chức đối thoại chính sách, thành lập mới 4 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, tham gia cuộc thi truyền thông về bình đẳng giới. Triển khai 11 lớp tập huấn cho 410 cán bộ thôn, bản về lồng ghép giới, nâng cao nhận thức cho già làng, trưởng bản, người có uy tín.

3.9. Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo 48 công trình (15 công trình chuyển tiếp, 33 công trình xây mới) cơ sở hạ tầng tại các thôn, bản tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù (dân tộc Chứt), bao gồm: Giao thông: 23 công trình (08 công trình chuyển tiếp, 15 công trình xây mới); điện lưới: 01 công trình; nhà sinh hoạt cộng đồng: 05 công trình (xây mới); giáo dục: 08 công trình (05 công trình chuyển tiếp, 03 công trình xây mới); Thủy lợi: 03 công trình (02 công trình chuyển tiếp, 01 công trình xây mới); Y tế 02 công trình (xây mới).

- Tổ chức 31 lớp tập huấn (cho gần 3.000 lượt học viên) nhằm tuyên truyền vận động, tư vấn nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho đồng bào DTTS về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Tổ chức 02 lớp tập huấn cho cán bộ cấp xã; tổ chức 06 hội thi và 04 phiên tòa giả định, 06 hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ; lắp đặt 13 pano, 25 bảng truyền thông tại các trục đường; Tổ chức 10 cuộc tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về pháp luật liên quan đến Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản giới tính...; Tổ chức 01 đoàn tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh phía Bắc.

3.10. Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS; kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

Tổ chức 04 hội nghị cung cấp thông tin về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng cho 124 người; 07 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật với 310 lượt học viên; 03 đoàn đại biểu người có uy tín đi tham quan, học tập kinh nghiệm trong tỉnh với 98 người tham gia. Thực hiện giám sát, đánh giá Chương trình tại các huyện, xã.

4. Đánh giá chung

4.1. Ưu điểm

Năm 2024, việc triển khai Chương trình đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực, tạo chuyển biến rõ nét trong đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào DTTS. Công tác chỉ đạo, điều hành được thực hiện quyết liệt, UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Chương trình, đảm bảo bám sát yêu cầu của Trung ương và phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Công tác kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư, góp phần nâng cao điều kiện sống cho người dân. Nhiều công trình quan trọng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng đã được xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng, qua đó cải thiện đáng kể điều kiện sản xuất và sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số. Hạ tầng giao thông nông thôn được nâng cấp, đảm bảo kết nối tốt hơn giữa các khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS giảm mạnh. Chương trình đã hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi nghề, tạo điều kiện phát triển sản xuất cho đồng bào DTTS, tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 8%, vượt kế hoạch đặt ra là 4%/năm. Nhiều mô hình sản xuất được triển khai, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Chất lượng giáo dục, y tế được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ trẻ em đến trường ở các cấp học đạt và vượt kế hoạch (trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%, Tiểu học đạt 99,7%; Trung học cơ sở 98,2%; Trung học phổ thông trên 60%)[1].

Dịch vụ y tế được cải thiện, tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có nhân viên y tế hỗ trợ đạt 99,5%. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai định kỳ đạt 97,6%. Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em được chú trọng, giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi.

Công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đạt kết quả tích cực. Nhiều hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS được tổ chức, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào. Việc gắn kết bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch cộng đồng được quan tâm đã tạo hướng mới trong đảm bảo sinh kế cho người dân. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giữ vững.

4.2. Tồn tại, hạn chế

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng việc triển khai Chương trình năm 2024 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn chương trình còn thấp, chỉ đạt 47,3% kế hoạch, trong đó vốn đầu tư phát triển đạt 75,27% và vốn sự nghiệp đạt 23,7%. Một số dự án thực hiện chậm do khó khăn trong thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng và bố trí vốn.

Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước còn thấp ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn.

Một số văn bản hướng dẫn từ Trung ương còn chồng chéo, chưa đồng bộ, gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện. Việc lồng ghép các nguồn vốn còn hạn chế, làm giảm hiệu quả sử dụng ngân sách.

Khó khăn trong hỗ trợ phát triển sản xuất. Việc triển khai các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị còn gặp khó khăn do thiếu doanh nghiệp liên kết, đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định. Một số chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất chưa được thực hiện đồng bộ, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.

Công tác phối hợp giữa các cấp, ngành chưa thật chặt chẽ. Một số địa phương còn lúng túng trong triển khai các dự án thành phần, chưa có sự chủ động trong thực hiện nhiệm vụ. Chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ để đảm bảo tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2025

1. Mục đích, yêu cầu

1.1. Mục đích

Triển khai, cụ thể hóa các Nghị quyết, Quyết định, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Chương trình năm 2025 phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, tiến độ, kế hoạch, quy định của Trung ương để thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu Chương trình năm 2025, góp phần quan trọng thực hiện tốt mục tiêu, các chỉ tiêu giai đoạn 2021-2025.

1.2. Yêu cầu

- Triển khai thực hiện Chương trình đúng các quy định, chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương.

- Chủ động, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chủ trì dự án cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong thực hiện Chương trình, bảo đảm tính đồng bộ, khả thi và hiệu quả.

- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

- Các chủ đầu tư phải tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đã được giao.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình năm 2025, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS&MN, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

2.2. Mục tiêu chủ yếu

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số trên 4%/năm.

- Phấn đấu giải quyết hoàn thành mục tiêu của chương trình về tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục đầu tư các công trình giao thông liên thôn, bản và đến trung tâm xã, các công trình hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và đội ngũ cán bộ triển khai chương trình các cấp. Đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phù hợp với nhu cầu, điều kiện và năng lực của người lao động.

- Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. Số thôn bản có nhà sinh hoạt cộng đồng xây dựng mới 95%; Tu bổ, tôn tạo 02 di tích quốc gia đặc biệt; chống xuống cấp 08 di tích quốc gia đặc biệt, có giá trị tiêu biểu các dân tộc thiểu số.

- Tăng cường công tác y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đồng bào được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. 100% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ phụ nữ sinh con tại các cơ sở y tế trên 80%. Trên 80% phụ nữ mang thai được thăm khám định kỳ (ít nhất 4 lần trong thai kỳ).

3. Nguồn vốn thực hiện Chương trình

Dự kiến tổng nguồn vốn kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2025 là 448.387 triệu đồng (không bao gồm vốn các năm trước chuyển nguồn sang năm 2025), trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển: 224.747 triệu đồng (ngân sách Trung ương: 199.747 triệu đồng; ngân sách tỉnh: 25.000 triệu đồng).

- Vốn sự nghiệp là 223.640 triệu đồng (ngân sách Trung ương: 203.309 triệu đồng; ngân sách tỉnh 20.331 triệu đồng (Hiện nay Bộ Tài chính đang trình Chính phủ phương án phân bổ cho các bộ, ngành và các địa phương).

Nguồn vốn được phân bổ để triển khai 10 dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo kế hoạch đề ra.

(Có Phụ lục III kèm theo)

4. Nhiệm vụ, giải pháp

4.1. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến các cấp, các ngành và Nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua đó, nâng cao nhận thức về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện Chương trình, góp phần giảm nghèo bền vững, phát huy tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào dân tộc thiểu số.

4.2. Triển khai đầy đủ, kịp thời các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình, tập trung giải quyết các vấn đề cấp thiết liên quan đến đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, sắp xếp và bố trí ổn định dân cư, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao về thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo đa chiều. Mở rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, khai thác tiềm năng từng địa phương, phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa của đồng bào. Triển khai hiệu quả chính sách khoán bảo vệ rừng, tạo sinh kế bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, gắn phát triển sản xuất với bảo tồn văn hóa, du lịch cộng đồng.

4.3. Thực hiện lồng ghép, huy động nguồn lực trên địa bàn để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiếp tục huy động vốn góp của Nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện; đồng thời huy động các nguồn vốn khác góp phần đa dạng hóa nguồn lực và kêu gọi sự chung tay của cộng đồng, sự tham gia đóng góp của đối tượng thụ hưởng trong thực hiện Chương trình.

4.4. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách của địa phương để triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án của Chương trình. Tăng cường vai trò của cấp xã, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực sự làm chủ trong thực hiện; bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện các Chương trình; triển khai hiệu quả các cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

4.5. Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình, nhất là công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành.

4.6. Đẩy mạnh thực hiện công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tham mưu, thực hiện Chương trình. Phát huy vai trò, trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh đã được phân công phụ trách trong triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình.

4.7. Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của cộng đồng dân cư, vai trò của già làng, người có uy tín trong quá trình triển khai các dự án, tiểu dự án, đề án ở vùng đồng bào DTTS&MN.

4.8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để chủ động tháo gỡ đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Đồng thời, chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo các nguồn vốn sử dụng được hiệu quả.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

- Phối hợp với chính quyền, ngành chức năng và các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, phát huy vai trò, trách nhiệm và sự vào cuộc với vai trò chủ thể của đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia thực hiện kế hoạch với vai trò giám sát, phản biện trong quá trình thực hiện kế hoạch, từ đó kiến nghị các giải pháp, cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án.

- Phối hợp thực hiện tốt công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện; tuyên truyền, nhân rộng các gương tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện kế hoạch và phong trào thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch.

2. Sở Dân tộc và Tôn giáo

- Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra hướng dẫn, tổng hợp việc triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu, đề xuất phân bổ, quản lý nguồn vốn thực hiện kế hoạch sau khi được Trung ương phân bổ đảm bảo theo đúng quy định. Đồng thời theo dõi tổng hợp khó khăn, vướng mắc tham mưu UBND tỉnh đề xuất các bộ, ngành trung ương tháo gỡ, giải quyết đảm bảo tiến độ trong triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện thực hiện chế độ thông tin, báo cáo. Đồng thời, thực hiện công tác giám sát, đánh giá Chương trình theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025, đề xuất phương hướng giải pháp thực hiện Chương trình giai đoạn 2026-2030.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Dân tộc và Tôn giáo cùng các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh trong việc phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình năm 2025. Đề xuất cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng nguồn vốn trên địa bàn tỉnh, đồng thời đảm bảo cân đối, bố trí đủ nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định.

- Hướng dẫn các sở, ngành, địa phương về cơ chế quản lý, sử dụng, thanh quyết toán các nguồn kinh phí thực hiện Chương trình, bảo đảm đúng quy định pháp luật. Tổng hợp, kiểm tra, rà soát và báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình theo đúng quy định hiện hành. Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả trong quá trình thực hiện.

4. Các cơ quan chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của chương trình

- Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh và chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan chủ trì xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai nguồn vốn năm 2025; chủ trì, hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch và giải ngân kịp thời, đúng quy định.

- Tổ chức triển khai các dự án, tiểu dự án gắn với việc nghiên cứu, lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình, chính sách khác trong phạm vi quản lý, tránh trùng lặp, chồng chéo, nâng cao hiệu quả sử dụng, ngân sách. Phối hợp tham mưu xây dựng và hướng dẫn cơ chế quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình theo chức năng quản lý nhà nước được giao.

- Thực hiện giám sát, đánh giá việc triển khai các nội dung, nhiệm vụ, đảm bảo đúng tiến độ, mục tiêu đề ra. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo kết quả thực hiện các nội dung thành phần và sử dụng nguồn vốn được giao; tổ chức đánh giá sơ kết kết quả thực hiện dự án giai đoạn 2021-2025; mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2026-2030 gửi về Sở Dân tộc và Tôn giáo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

5. Ủy ban nhân dân các huyện

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình trên địa bàn. Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí có hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí; đảm bảo việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch, phù hợp với các tiêu chuẩn, định mức phân bổ vốn theo quy định; chịu trách nhiệm thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Dân tộc và Tôn giáo, các sở, ngành liên quan, triển khai thực hiện Chương trình đạt hiệu quả; huy động các nguồn lực hợp pháp thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình trên địa bàn.

- Tổ chức đánh giá sơ kết giai đoạn 2021-2025, tổng hợp kết quả đạt được, phân tích khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình. Đánh giá tác động của các chính sách hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn. Đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình giai đoạn 2026-2030, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Dân tộc và Tôn giáo) theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2025./.

 


Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- VP UBND tỉnh;
- Sở Dân tộc và Tôn giáo;
- Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện: Minh Hoá, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy;
- Lưu: VT, KT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Xuân Tân

 


PHỤ LỤC I

KẾT QUẢ XÂY DỰNG VĂN BẢN QUẢN LÝ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2024
 (Kèm theo Kế hoạch số 591/KH-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2025 của UBND tỉnh Quảng Bình)

TT

Loại văn bản

Số, ký hiệu văn bản

Ngày, tháng, năm

Nội dung

1

Nghị quyết

08-NQ/TU

6/10/2022

Phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới và miền núi tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030

2

Nghị quyết

27/2022/NQ-HĐND

26/7/2022

Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

3

Nghị quyết

29/2022/NQ-HĐND

26/7/2022

Quy định cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025

4

Nghị quyết

68/NQ-HĐND

26/7/2022

Phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương và vốn đối ứng của NS địa phương giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 thực hiện Chương trình MTQG PT KT-XH vùng ĐBDTTS và MN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

5

Nghị quyết

85/2022/NQ-HĐND

09/9/2022

Phân bổ chi tiết vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương năm 2022 thực hiện Chương trình MTQG PT KT-XH vùng ĐBDTTS và MN trên địa bàn tỉnh

6

Nghị quyết

86/NQ-HĐND

09/9/2022

Phân bổ chi tiết vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước hiện các Chương trình MTQG năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

7

Nghị quyết

35/2022/NQ-HĐND

12/10/2022

Quy định một số nội dung và mức hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp thuộc ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2025.

8

Nghị quyết

39/2022/NQ-HĐND

12/10/2022

Quy định mức hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2022-2025

9

Nghị quyết

Số 96/NQ-HĐND

12/10/2022

Phân bổ chi tiết vốn đối ứng ngân sách địa phương (đầu tư phát triển) giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững và CTMTQG xây dựng nông thôn mới

10

Nghị quyết

100/NQ-HĐND

12/10/2022

Phân bổ chi tiết vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2023 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình

11

Nghị quyết

110/NQ-HĐND

23/3/2023

Bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

12

Nghị quyết

116/NQ-HĐND

24/3/2023

Phân bổ nguồn vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình MTQG năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; kéo dài nguồn vốn sự nghiệp thực hiện các Chương trình MTQG năm 2022 sang năm 2023; điều chỉnh nhiệm vụ chi đã phân bổ năm 2022 tại Nghị quyết số 86/NQ-HĐND ngày 09/9/2022 của HĐND tỉnh.

13

Nghị quyết

40/2022/NQ-HĐND

12/10/2022

Ban hành quy định cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

14

Nghị quyết

42/NQ-HĐND

24/3/2023

Ban hành Quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình,

15

Nghị quyết

53/2023/NQ-HĐND

10/2/2023

Quy định định mức chi ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các dự án, kế hoạch, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

16

Nghị quyết

54/2023/NQ-HĐND

10/2/2023

Sửa đổi, bổ sung Điều 11 của Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ban hành kèm theo Nghị Quyết số 27/2022/NQ-HĐND ngày 26/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

17

Nghị quyết

134/NQ-HĐND

10/2/2023

Phê duyệt danh sách thôn, bản có đồng bào dân tộc khó khăn đặc thù thuộc đối tượng thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình.

18

Nghị quyết

135/NQ-HĐND

10/2/2023

Về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương và đối ứng ngân sách tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2023 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình.

19

Nghị quyết

151/NQ-HĐND

8/12/2023

Về việc điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 và phân bổ Kế hoạch đầu tư công năm 2024

20

Nghị quyết

148/NQ-HĐND

8/12/2023

Về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2024

21

Nghị quyết

61/2023/NQ-HĐND

8/12/2023

Ban hành Quy định một số nội dung và mức hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp thuộc ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025.

22

Nghị quyết

154/NQ-HĐND

8/12/2023

Về việc phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương và đối ứng ngân sách tỉnh năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình.

23

Nghị quyết

178/NQ-HĐND

11/7/2024

Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương và đối ứng ngân sách tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình.

24

Nghị quyết

71/2024/NQ-HĐND

11/7/2024

Quy định phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định phân bổ chi tiết dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương và ngân sách đối ứng hằng năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình,

25

Nghị quyết

202/NQ-HĐND

25/10/2024

Điều chỉnh kế hoạch bố trí vốn đầu tư phát triển năm 2024 và kéo dài thời gian bố trí vốn dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình.

26

Nghị quyết

203/NQ-HĐND

25/10/2024

Điều chỉnh dự toán chi thường xuyên năm 2024 (bao gồm dự toán chi thường xuyên năm 2023 đã được chuyển sang năm 2024) và điều chỉnh kinh phí còn lại sau quyết toán năm 2023 của các Chương trình mục tiêu quốc gia,

27

Nghị quyết

71/2024/NQ-HĐND

25/10/2024

Quy định mức hỗ trợ đối với Nhân viên y tế thôn bản; Cô đỡ thôn, bản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

28

Nghị quyết

224/NQ-HĐND

11/12/2024

Về việc phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương và đối ứng ngân sách tỉnh năm 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình.

29

Nghị quyết

88/2024/NQ-HĐND

11/12/2024

Quy định chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

30

Quyết định

Số 1044/QĐ-UBND

22/4/2022

Về việc kiện toàn Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025

31

Quyết định

122/QĐ-BCĐ

20/6/2022

Ban hành Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025

32

Quyết định

2576/QĐ-UBND

22/09/2022

Phân bổ chi tiết vốn sự nghiệp ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

33

Quyết định

2659/QĐ-UBND

30/9/2022

Phân bổ chi tiết vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương năm 2022 thực hiện Chương trình MTQG PT KT-XH vùng ĐBDTTS và MN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025.

34

Quyết định

2737/QĐ-UBND

10/10/2022

Ban hành danh mục loại dự án thuộc các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 được áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng theo Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ

35

Quyết định

53/2022/QĐ-UBND

28/11/2022

Quy định về cơ chế quản lý quay vòng một phần vốn hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật để luân chuyển trong cộng đồng theo từng dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025.

36

Quyết định

54/2022/QĐ-UBND

28/11/2022

Quy định quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán các nguồn vốn được lồng ghép từ nguồn vốn huy động và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025.

37

Quyết định

55/2022/QĐ-UBND

12/1/2022

Quy định chi phí chuẩn bị đầu tư, quản lý dự án đối với dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp thuộc các Chương trình MTQG.

38

Quyết định

3405/QĐ-UBND

12/7/2022

Phê duyệt Thiết kế mẫu các công trình xây dựng thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (đợt 1).

39

Quyết định

3791/QĐ-UBND 29/12/2021

28/12/2022

Phân bổ chi tiết vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2023 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình.

40

Quyết định

646/QĐ-UBND 29/12/2022

28/3/2023

Phân bổ nguồn vốn sự nghiệp nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện các Chương trình MTQG năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; chuyển nguồn vốn sự nghiệp thực hiện các Chương trình MTQG năm 2022 sang năm 2023.

41

Quyết định

04/2023/QĐ-UBND

02/7/2023

Quy định nội dung và mức hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

42

Quyết định

3088/QĐ-UBND

02/7/2023

Về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương và đối ứng ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025 và năm 2023 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình.

43

Quyết định

1346/QĐ-UBND

31/5/2023

Quy định một số nội dung về trợ cấp gạo thực hiện bảo vệ rừng và phát triển rừng thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình.

44

Quyết định

3098/QĐ-UBND

31/10/2023

Một số nội dung về trợ cấp gạo thực hiện bảo vệ và phát triển rừng thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình.

45

Quyết định

3636/QĐ-UBND

15/12/2023

Về việc giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2024 cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và huyện, thị xã, thành phố

46

Quyết định

3793/QĐ-UBND

26/12/2023

Về việc phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương và đối ứng ngân sách tỉnh năm 20224 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình.

47

Quyết định

3092/QĐ-UBND

11/6/2024

Điều chỉnh dự toán chi thường xuyên năm 2024 (bao gồm dự toán chi thường xuyên năm 2023 đã được chuyển sang năm 2024) và điều chỉnh kinh phí còn lại sau quyết toán năm 2023 của các Chương trình mục tiêu quốc gia,

48

Quyết định

3180/QĐ-UBND

14/11/2024

Về việc điều chỉnh kế hoạch bố trí vốn đầu tư phát triển năm 2024 và kéo dài thời gian bố trí vốn dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình.

49

Quyết định

3708/QĐ-UBND

26/12/2024

Về việc phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương và đối ứng ngân sách tỉnh năm 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình.

50

Kế hoạch

1520/KH-UBND

20/8/2022

Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

51

Kế hoạch

1704/KH-UBND

09/7/2022

Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

52

Kế hoạch

1722/KH-UBND

20/09/2022

Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 10/6/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

53

Kế hoạch

1968/KH-UBND

24/10/2022

Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 4 của Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

54

Kế hoạch

2133/KH-UBND

11/11/2022

Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022.

55

Kế hoạch

2025/KH-UBND

31/10/2022

Kế hoạch tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn năm 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

56

Kế hoạch

2402/KH-UBND

15/12/2022

Kế hoạch thực hiện Nội dung 1, Tiểu dự án 1, Dự án 10 về biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2022 - 2025

57

Kế hoạch

1133/KH-UBND

6/12/2023

Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

58

Kế hoạch

535/KH-UBND

29/3/2024

Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024.

 

PHỤ LỤC II

KẾT QUẢ GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2024 (ĐẾN 31/12/2024)
(Kèm theo Kế hoạch số: 591/KH-UBND ngày 08/4/2025 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tên dự án

Tổng nguồn vốn thực hiện năm 2024

Kế hoạch vốn năm 2024 (bao gồm nguồn vốn còn lại năm 2022, năm 2023) chuyển nguồn sang năm 2024 và kế hoạch vốn năm 2024

Kết quả giải ngân nguồn vốn kế hoạch năm 2024 đến 31/12/2024

Tổng (ĐT+SN)

Vốn đầu tư

Vốn sự nghiệp

NSTW

NSĐP

Tổng giải ngân nguồn vốn năm 2024

Tỷ lệ %

NSTW

NSĐP

Tổng NSTW

Vốn đầu tư

Vốn sự nghiệp

Tổng NSĐP

Vốn sự nghiệp

Tổng NSTW

Tỷ lệ %

Vốn đầu tư

Tỷ lệ %

Vốn sự nghiệp

Tỷ lệ %

Tổng NSĐP

Tỷ lệ %

Vốn đầu tư

Tỷ lệ %

Vốn sự nghiệp

Tỷ lệ %

A

B

1=2+3

2

3

4=5+6

5

6

7=8+9

8

9

10=12+ 18

11=10*100/1

12=14+16

13=12*100/4

14

15= 14*100/5

16

17=16*100/6

18=20+22

19=18*100/7

20

21=20*100/8

22

23=22*100/9

TỔNG CỘNG

766.806

350.658

416.148

706.180

325.658

380.522

60.626

25.000

35.626

362.766

47,3

335.177

47.5

254.644

78,2

80.533

21,2

27.589

45,5

9.300

37,2

18.289

51,3

1

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

69.895

57.450

12.445

61.681

50.231

11.450

8.214

7.219

995

31.458

45,0

27.508

44,6

24.692

49,2

2.816

24,6

3.950

48,1

3.500

48,5

450

45,2

2

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

95.940

67.664

28.276

93.391

66.773

26.618

2.549

891

1.658

67.664

70,5

66.773

71,5

66.773

100

 

 

891

35,0

891

100

 

 

3

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

230.974

0

230.974

219.827

0

219.827

11.147

 

11.147

38.600

16,7

35.169

16,0

 

 

35.169

16,0

3.431

30,8

 

 

3.431

30,8

4

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc

110.249

74.145

36.104

84.625

59.825

24.800

25.624

14.320

11.304

68.626

62,2

59.270

70,0

52.896

88,4

6.374

25,7

9.356

36,5

2.339

16,3

7.017

62,1

5

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

48.271

26.146

22.125

45.340

26.146

19.194

2.931

 

2.931

35.889

74,3

34.458

76,0

26.146

100

8.312

43,3

1.431

48,8

 

 

1.431

48,8

6

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

41.055

24.299

16.756

40.240

24.299

15.941

815

 

815

17.248

42,0

16.433

40,8

9.520

39,2

6.913

43,4

815

100,0

 

 

815

100

7

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

4.267

0

4.267

3.456

0

3.456

811

 

811

3.522

82,5

2.871

83,1

 

 

2.871

83,1

651

80,3

 

 

651

80,3

8

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

4.460

0

4.460

4.290

0

4.290

170

 

170

3.310

74,2

3.140

73,2

 

 

3.140

73,2

170

100,0

 

 

170

100

9

Dự án 9: Đầu tư tạo sinh kế, phát triển kinh tế nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

154.428

99.881

54.547

148.724

97.311

51.413

5.704

2.570

3.134

93.286

60,4

87.582

58,9

74.355

76,4

13.227

25,7

5.704

100,0

2.570

100

3.134

100

10

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

7.267

1.073

6.194

4.606

1.073

3.533

2.661

 

2.661

3.163

43,5

1.973

42,8

262

24,4

1.711

48,4

1.190

44,7

 

 

1.190

44,7

 

PHỤ LỤC III

KẾ HOẠCH VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 591/KH-UBND ngày 08/4/2025 của UBND tỉnh Quảng Bình)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

TÊN DỰ ÁN

Tổng số

Trong đó

Phân theo nguồn

Vốn Đầu tư

Vốn sự nghiệp

Tổng vốn NSTW

NSTW

Tổng vốn NSĐP

NSĐP

Vốn Đầu tư

Vốn sự nghiệp

Vốn Đầu tư

Vốn sự nghiệp

A

B

1=4+7

2=5+8

3=6+9

4=5+6

5

6

7=8+9

8

9

TỔNG CỘNG

448.387

224.747

223.640

403.056

199.747

203.309

45.331

25.000

20.331

1

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

39.819

32.474

7.345

35.771

29.094

6.677

4.048

3.380

668

2

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết

82.467

61.314

21.153

80.544

61.314

19.230

1.923

 

1.923

3

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

167.248

0

167.248

152.044

0

152.044

15.204

 

15.204

4

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc

52.703

47.393

5.310

52.220

47.393

4.827

483

 

483

5

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

18.235

5.996

12.239

17.122

5.996

11.126

1.113

 

1.113

6

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

798

798

0

0

 

0

798

798

0

7

Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

1.266

0

1.266

1.151

0

1.151

115

 

115

8

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

3.355

0

3.355

3.050

0

3.050

305

 

305

9

Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

58.480

55.950

2.530

58.250

55.950

2.300

230

 

230

10

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình

3.194

0

3.194

2.904

0

2.904

290

 

290

11

Đối ứng ngân sách tỉnh

20.822

20.822

0

0

 

 

20.822

20.822

 

 



[1] Báo cáo số 224/BC-SGDĐT ngày 23/7/2024 của Sở Giáo dục và đào tạo về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024 và kế hoạch năm 2025.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 591/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2025 do tỉnh Quảng Bình ban hành

  • Số hiệu: 591/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 08/04/2025
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Người ký: Hoàng Xuân Tân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/04/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản